Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, logistics là ngành công nghiệp có sự phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao lưu thương mại. Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics, tuy nhiên trên thực tế hoạt động này tại Việt Nam còn nhiều bất cập.

Dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-25 tỷ USD/ năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16- 20%.

Ngành logistics tại Việt Nam

Những khó khăn vẫn đang còn ở trước mắt song vẫn còn rất nhiều cơ hội giúp cho các doanh nghiệp logistics có thể phát triển như:

  • Giá nhiên liệu đang ở mức thấp, giúp giảm chi phí vào lĩnh vực vận tải.
  • 2/3 số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của thế giới dự báo sẽ phải đi qua biển Đông trong 5-10 năm tới, giúp cải thiện nhu cầu vận tải.
  • Sự quan tâm từ phía Chính phủ thông qua các quy hoạch chiến lược như quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  • Nhiều khu cảng nước sâu đang được nhà nước tiến hành quy hoạch, xây dựng và phát triển.

doanh-nghiep-logistic

Bên cạnh đó các doanh nghệp này cũng gặp phải một số thách thức nhất định như:

  • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức đang ngày càng lớn.
  • Hệ thống thông tin còn hạn chế và chưa hiệu quả.
  • Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, còn yếu, chưa đáp ứng được công việc.
  • Bên cạnh đó còn thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics do thói quen nhập khẩu CIF và xuất khẩu theo FOB.

doanh-nghiep-logistics

Với những thách thức đi kèm những cơ hội như trên thì câu hỏi đặt ra là là thế nào để có được giải pháp phát triển doanh nghiệp logistics ở Việt Nam.

Thứ nhất, chúng ta cần phải nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, đẩy mạnh liên kết và cổ phần hoá.

Thứ tư, cần phải xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing.

Thứ năm và cũng là điều quan trọng nhất để có thể phát triển doanh nghiệp logistics đó chính là: cần phải tăng cường vai trò, cộng tác chặt chẽ giữa các hiệp hội và ngành nghề liên quan. Các công việc thường ngày của logistics có mối liên quan vô cùng chặt chẽ tới các doanh nghiệp làm về thiết bị nâng hạ. Vì trong mọi khâu làm việc của logistics đều sử dụng tới thiết bị nâng hạ và phương tiện nâng hạ nhằm thay thế cho sức người và đem lại hiệu suất làm việc tốt nhất, nhận lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

CÔNG TY TNHH XE NÂNG TEU VIỆT NAM tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu về cung cấp các sản phẩm về thiết bị nâng hạ, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất và cung cấp các thiết bị nâng hạ. Những sản phẩm xe nâng được sản xuất với model mới nhất, giá cạnh tranh nhất thị trường và chất lượng sản phẩm luôn được tiên phong hàng đầu. Chúng tôi rất mong sẽ được hợp tác cùng với các doanh nghiệp logistics. “ Cùng hợp tác, cùng phát triển, cùng nhau lên “.  Together Everyone Up (TEU) “.

Xe nâng hàng TEU

Hãy liên hệ với chúng tôi để biến sự hợp tác thành sự thành công.

  • Công ty TNHH Xe nâng TEU Việt Nam
  • VPHN: Lô BT 3-5, Khu nhà ở Tổng cục V. Yên Xá, Tân Triều, Hà Nội.
  • VPHCM: 372, Quốc lộ 1A, phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, TP HCM.
  • SHOWROOM 4S: Km 108, quốc lộ 1, Phố Tráng, Phi Mô, Lạng Giang, Bắc Giang.